Bệnh lao là cái tên không còn quá xa lạ với chúng ta, bên cạnh căn bệnh nó gây ra thì hệ luỵ còn có thể di căn thành loại bệnh khác. Bệnh lao xương là bệnh lý thứ phát do vi khuẩn “di cư” tìm chỗ trốn mới gây hại đến hệ xương và vận động của cơ thể.
Vậy bệnh lao xương là gì
Bệnh lao xương xếp sau bệnh lao màng phổi và bạch huyết nằm trong những bệnh lý lao phổi thường gặp nhất hiện nay. Bệnh lao xương gây ra bởi trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Chúng đi theo đường máu hoặc đường bạch huyết tấn công vào các hệ thống xương trong cơ thể. Ngay từ ban đầu khó có thể phát hiện được bệnh lý này, thường chúng sẽ phát triển sau khi bệnh nhân mắc bệnh lao do quá trình “di cư”.

Bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ ai, đặc biệt là trong độ tuổi từ 20 – 40. Bệnh phát triển nhiều đa phần ở phần xương cột sống chiếm tỷ lệ cao 60 – 70%. Kế đến là xương khớp gối chiếm 10 – 15% và còn lại là phần xương cổ chân, khớp bàn chân. Chúng thường sẽ gây bệnh ở một vị trí nhất định, nhưng nếu bị vi khuẩn tấn công nhiều nơi thì gọi là lao xương đa ổ.
Nguyên nhân dẫn đến lao xương
Bệnh lao xương xuất phát từ người bị nhiễm lao phổi từ trước. Hoặc những người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm bởi những bệnh nhân lao từ đường hô hấp qua không khí. Chúng tấn công đi vào phổi nếu không có hệ miễn dịch tốt thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Sau đó chúng sẽ di chuyển đến những vùng xương nâng đỡ cơ thể tìm chỗ ở mới sinh sôi, nảy nở. Thời gian càng lâu khung xương bệnh nhân càng bị suy yếu, dễ bị xốp và không thể chống đỡ được cơ thể.
Triệu chứng và các phòng bệnh
Ở giai đoạn đầu của bệnh lao xương bệnh nhân không có quá nhiều triệu chứng rõ rệt. Sẽ biểu hiện như sốt, mệt mỏi và nặng hơn khi về chiều tối. Bệnh nhân gầy đi, xanh xao và có dấu hiệu đau, ê ẩm ở vùng bị vi khuẩn tấn công. Càng về sau thì triệu chứng càng rõ như vị trí lao xương sẽ sưng to, có mủ, áp-xe khiến cho hoạt động cơ thể rất khó khăn. Phát hiện kịp thời có thể điều trị bằng phương án hoá trị tuỳ theo tình trạng bệnh. Nếu càng lâu nặng thì phải loại bỏ vùng xương đó vì bị ngoại tử.

Phương án phòng ngừa đặc biệt đối với người có tiền sử bệnh lao xương nên thăm khám sức khỏe thường xuyên. Có những dấu hiệu ban đầu nên nhận sự chẩn đoán của bác sĩ tránh để bệnh phát triển nặng. Nghiêm chỉnh chấp hành các phác đồ điều trị không tiếp xúc gần để tránh lây lan cho những người xung quanh. Với những người thường nên giữ khoảng cách với người bệnh và có chế độ ăn uống hợp lý. Xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh chính là tiền đề chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại.
✅ Hãy tìm hiểu thêm về thông tin khác: bấm vào đây