avata-nan-ngap-man-o-mien-tay
avata-nan-ngap-man-o-mien-tay

Đã từ lâu, vấn đề ngập mặn tại miền tây Nam Bộ đã gây ra nhiều ảnh hưởng lớn tới sản xuất cũng như đời sống người dân nơi đây.

Miền Tây hay còn gọi là Đồng Bằng Sông Cửu Long là một trong những nơi sản xuất lúa đứng đầu cả nước. Bởi thế, vấn đề đất đai trồng trọt ở đây luôn được quan tâm một cách đặc biệt. Một trong số đó chính là sự xâm nhập mặn đang tác động xấu tới chất lượng đất và cuộc sống sinh hoạt của người dân.

nan-ngap-man-o-mien-tay-nam-bo
Tình trạng ngập mặn ảnh hưởng xấu tới người dân

Những năm gần đây, vấn đề này ngày càng diễn ra một cách nghiêm trọng hơn. Đây là được coi là giai đoạn xâm nhập mặn nặng nề nhất trong vòng 100 năm qua.

Tình trạng hiện nay

Đầu năm 2020, đã có 5 tỉnh công bố tình trạng ngập mặn khẩn cấp là Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang Cà Mau và Long An. Có đến 10/13 tỉnh bị ảnh hưởng bởi đợt xâm nhập mặn này. Thông thường phải qua Tết Nguyên Đán thì hạn mặn mới xảy ra, nhưng mùa nước mặn năm 2020 đến rất sớm, vào tháng 11/2019 đã diễn ra rồi, điều này làm cho người dân trở tay không kịp.

Nguyên nhân

Báo cáo gần đây của Bộ Nông nghiệp cho thấy, do sự ảnh hưởng mạnh của hiện tượng El Nino vào năm 2015 nên mua mưa chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, đến trễ và kết thúc sớm. Lượng mưa trên lưu vực giảm đi 20 đến 50% trung bình so với các năm khác.Lưu lượng nước tại hệ thống sông Mê Kông giảm mạnh trong vòng 90 năm qua.

tinh-trang-ngap-man-van-cu-tiep-dien
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngập mặn

Bởi lượng mưa ít nên các đập thủy điện ở dọc lưu vực sông Mê Công phải tích cho đủ nước mới xả để phát điện; điều này làm cho lượng nước về hạ nguồn là vô cùng ít ỏi; càng làm cho hạn mặn thêm trầm trọng. Các đập thủy điện này không chỉ nằm trên dòng chảy chính mà còn có cả trên các phụ lưu của sông làm cho lượng nước từ dòng chảy chính giảm mạnh. Còn một số nguyên nhân nữa là do hiện tượng nước biển dâng, đê bao khắp nơi làm cho nước không thể vào ruộng.

Giải pháp

Dự báo trong tương lai hạn mặn còn diễn ra trầm trọng hơn nữa, nên chúng ta cần có các biện pháp để phòng tránh lâu dài. Cần vận dụng linh hoạt các công trình thủy lợi để đóng cống và đắp đập nhằm ngăn mặn, giữ ngọt. Kêu gọi nhân dân sử dụng các dụng cụ tích nước để tiết kiệm nguồn nước trong sản xuất và sinh hoạt.

giap-pham-ngan-chan-ngap-man
Giải pháp ngăn chặn ngập mặn

Ngoài ra, các nhà máy nước cũng cần có các giải pháp để cung cấp nước kịp thời cho người dân, các cơ quan, tổ chức, trường học hay bệnh viện khi tình trạng thiếu nước xảy ra. Nhà nước đầu tư các công trình thủy lợi, hệ thống ngăn mặn cho miền Tây để có thể sẵn sàng chống hạn mặn. Chủ động trồng các loại cây phù hợp, phù hợp với điều kiện sản xuất, tiết kiệm nguồn nước. Bảo đảm sản xuất luôn duy trì và bền vững.

Các thế hệ ông cha ta ngày xưa đã cố gắng khai hoang, biết vùng đất đầm lầy và phèn mặn để trở thành nơi canh tác, đồng lúa phát triển như ngày nay. Vì vậy, chúng ta phải nỗ lực hơn nữa để duy trì và phát triển vùng đất này một  cách tốt nhất.


Đọc các bài viết về lĩnh vực khác: Đến bài viết

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here