tinh-hinh-xuat-khau-luong-thuc-nuoc-ta
tinh-hinh-xuat-khau-luong-thuc-nuoc-ta

Dịch bệnh covid 19 đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam, một trong số các ngành đó chính là xuất khẩu lương thực thực phẩm.

Hiện nay, tình hình dịch Covid 19 trên toàn thế giới đang vô cùng căng thẳng. Dịch bệnh gây ảnh hưởng sâu rộng và toàn diện đến các quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế rơi vào trạng thái khủng hoảng nghiêm trọng. Các hoạt động kinh doanh, sản xuất và dịch vụ bị đình trệ; tác động xấu tới các ngành y tế, giáo dục, lao động…; làm cho các doanh nghiệp phá sản, nhiều người thất nghiệp…GDP của quý I/2020 chỉ tăng nhẹ 3.82%; ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống nhân dân, đây cũng được coi là mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

tinh-hinh-xuat-khau-gao-cua-nuoc-ta
Xuất khẩu gạo giảm trong quý 1 năm 2020

Một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là xuất khẩu lương thực thực phẩm. Trong năm 2020, ngành nông nghiệp cực kỳ khó khăn, bởi ngoài tác động của dịch bệnh, ngành còn phải chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt và biến đổi khí hậu.

Theo dự báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ (FAO), sản lượng lúa trong năm 2020 có thể giảm khoảng 2,7 triệu tấn, trong khi nhu cầu của người dân lại tăng 3,7 triệu tấn. Nhu cầu lương thực ở trong nước cũng như trên toàn thế giới có thể sẽ tăng, bởi nhu cầu trữ lương thực trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành. Dưới đây là ảnh hưởng trực tiếp của Covid tới các vấn đề liên quan tới lương thực.

Chất lượng nông sản

Ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh thì nông sản Việt Nam còn đối mặt với nhiều nguy cơ từ môi trường. Năm 2020 xảy ra rất nhiều thiên tai lũ lụt, đặc biệt là trong giai đoạn từ tháng 9 tới tháng 11. Tình trạng ngập mặt xảy ra ở cả ba miền, đặc biệt là các vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và miền Trung. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản lượng cũng như chất lượng của nông sản.

ngap-man-anh-huong-den-chat-luong-nong-san
Ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai tới nông nghiệp

Ngoài tác động do thiên nhiên gây ra, lương thực Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ dịch bệnh. Liên tiếp xảy ra tình trạng tồn kho, ứ đọng nông sản; các xe chở hàng xếp hàng dài tại cửa khẩu vì không thông qua được, gây ra thiệt hại lớn về kinh tế bởi có nhiều sự thay đổi thị trường tiêu thụ.

Thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng

Dịch Covid 19 đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới nông nghiệp, gây ra tình trạng đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng nông sản. Gây ra gián đoạn trồng trọt, logistic. Dịch bệnh đã làm cho Trung Quốc không còn là thị trường xuất khẩu lớn của đất nước. Đây được coi là mối nguy cũng có thể coi là cơ hội cho Việt Nam tiến tới các thị trường cao hơn.

tinh-hinh-nong-san-bi-dong-bang
Tình trạng nông sản bị ứ đọng không xuất được

Hiện nay, sản xuất phải đi đôi với tìm kiếm thị trường. Dựa vào yêu cầu về chất lượng nông sản mà họ đưa ra, Việt Nam tích cực cải thiện phương pháp canh tác, làm tăng chất lượng lương thực. Hàng hóa được kiểm định nghiêm ngặt trước khi xuất ra, tránh tình trạng bị trả hàng về do chất lượng không đảm bảo.

Nhà nước đã và đang cải tiến nâng cao để tìm ra các giải pháp phù hợp, tích cực nâng cao năng suất và chất lượng lương thực trong nước; để đưa nền nông nghiệp Việt Nam ra toàn thế giới,sản phẩm Việt Nam được thế giới biết đến và công nhận.


✅ Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về tin tức khác -> Tại đây

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here