avata-ky-thuat-trong-cam-sanh
avata-ky-thuat-trong-cam-sanh

Cam sành là loại trái cây khá phổ biến ở Việt Nam, vậy bạn đã hiểu rõ về kỹ thuật canh tác trồng trọt cam sành chưa. Hãy tham khảo bài viết sau để có câu trả lời phù hợp nhé.

1. Chuẩn bị trước khi trồng

Thời điểm trồng cây phù hợp để cho năng suất cao nhất chính là cuối mùa khổ và đầu mùa mưa; và khoảng tháng 4 đến tháng 5 dương lịch; hoặc nếu bạn có điều kiện tưới cây thì trồng vào tháng 9 hoặc tháng 10 (cuối mùa mưa). Cam sành có hai cách chiết giống là chiết cành hoặc cấy ghép. Cần đảm bảo lựa chọn cây giống khỏe mạnh và có sức sống. Cam sành không kén điều kiện đất lẫn khí hậu, chỉ cần đảm bảo độ pH ở mức trung tính, lượng mưa quanh năm vừa đủ.

giong-cay-cam-sanh
Chọn cây giống cam sành

Bón lót phân trước khi trồng. Nên có cả phân chuồng và đạm tổng hợp; chúng được trộn theo tỷ lệ nhất định để đảm bảo cây con có đủ dinh dưỡng để phát triển.

2. Kỹ thuật trồng

Trong quá trình chuẩn bị hố, cần lưu ý những điều sau đây: Đào hố có diện tích lớn hơn bầu đất. Đặt nhẹ nhàng bầu vào chính giữa, sau đó vun nhẹ đất vào xung quanh gốc. Sau đó, cắm cọc để cố định cây, giúp cây không bị đổ do gió hay điều kiện ngoại cảnh khác. Lưu ý, nếu trồng vào mùa khô, bạn nên phủ một lớp rơm hoặc cỏ xung quanh để giữ ẩm cho cây.

ky-thuat-trong-cay-cam-sanh
Kỹ thuật trồng cam sành hiệu quả

Sau khi trồng xong, cần tưới nước ngay. Sau đó cách 3 đến 5 ngày, tiếp tục tưới thêm lần nữa. Tránh tưới quá nhiều gây ra hiện tượng ngập úng làm chết cây. Có thể trồng xem kẽ với cây đậu, vừa bớt cỏ dại lại vừa cung cấp thêm đạm hữu cơ cho đất…

3. Chăm sóc cây sau trồng

Cần thường xuyên nhổ cỏ, có thể phủ rơm, phân xanh hay lớp cỏ ở dưới gốc cây để hạn chế cỏ dại mọc. Làm cỏ thường xuyên vào tháng 1,2,8 và 9. Xới sạch toàn bộ đất trồng mỗi vụ tầm 1 lần. Bên cạnh đó, bạn cũng phải thường xuyên cắt tỉa cành để tạo tán. Sau một thời gian, khi cây đã phát triển hơn, bạn nên hãm ngọn ở tầm chiều dài khoảng 70 cm. Giữ lại 7 đến 10 chồi khỏe nhất, không để chúng che khuất ánh sáng nhau. Thường xuyên loại bỏ cành già, cành gẫy hay sâu bệnh.

cham-soc-cay-cam-sanh-can-than
Cần chú ý chăm sóc sau trồng để có được chất lượng tốt nhất

Bạn cũng có thể trồng thêm cây chắn gió, che chắn bớt sự tác động của môi trường đối với cây con còn yếu ớt. Lưu ý là trồng cách khoảng 4 đến 5m, tránh cho các cây cọ xát với nhau.

4. Một vài vấn đề cần lưu ý khác

Đầu tiên đó là chế độ bón phân cho cây. Chú ý liều lượng và thời gian bón sao cho hợp lý, phù hợp với thời kỳ ra hoa kết trái của cây. Ngoài ra, vấn đề sâu bệnh đối với cam sành cũng cần được quan tâm. Một số loại bệnh phổ biến như sâu vẽ bùa, sâu đục thân cành, nhện đỏ hay nhện trắng… Cần quan sát và xử lý kịp thời ngay khi phát hiện ra mầm bệnh.

Trên đây là kỹ thuật canh tác đối với giống cam sành. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích cho vườn cam nhà mình.


♦ Đọc các bài viết về lĩnh vực khác: Đến bài viết

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here