tieu-la-mot-nong-san-tay-nguyen
tieu-la-mot-nong-san-tay-nguyen

Tiêu là một cây trồng khá phổ biến ở Tây Nguyên, đây cũng là thu nhập chính của người dân nơi đây; việc tiêu rớt giá đã gây ra nhiều khốn đốn cho các hộ gia đình, vậy nguyên nhân do đâu, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Ngoài nổi tiếng với cà phê thì tại Tây  Nguyên, cây hồ tiêu cũng là giống loài phổ biến được  người dân trồng khá nhiều. Tuy nhiên, khác với cà phê, hầu hết qua chế biến thành phẩm rồi mới xuất, không sợ hư hỏng, lại không phải lo lắng về thị trường thì đối với hồ tiêu, là xuất trực tiếp, không chế biến thành sản phẩm khác, nên vấn đề đầu ra với loài này cũng rất được quan tâm.

tieu-rot-gia-lam-nong-dan-khon-don
Tiêu rớt giá làm người dân khốn đốn

Trong đó, việc tiêu rớt giá cũng là một vấn đề đáng lo ngại mà người dân có thể gặp phải. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, đồng thời hậu quả mà nó để lại cũng rất nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây rớt giá hạt tiêu

Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường xuất khẩu không ổn định. Các nước ngoài ngừng nhập sau khi nhập số lượng lớn (trong khoảng 150.000 tấn). Trong đó, đặc biệt là Ấn độ và một số nước khác đang giảm mua; cung dồi dào mà cầu lại quá ít dẫn đến tình trạng tồn đọng hàng hóa. Ngoài ra, dịch bệnh cũng là một phần nguyên nhân ảnh hưởng đến việc xuất khẩu tiêu hiện nay.

nguyen-nhan-gay-ra-gia-tieu-bi-rot-gia
Nguyên nhân gây rớt giá tiêu

Ngoài ra, còn do một số nước lân cận đẩy mạnh số lượng tiêu xuất khẩu như Trung Quốc, làm cho giá tiêu của Việt Nam bị giảm trầm trọng. Cụ thể, vào năm 2020, giá xuất khẩu hạt tiêu trong 6 tháng đầu chỉ đạt 2,127 USD/tấn; giảm mạnh so với cùng kỳ của năm trước. Cũng trong giai đoạn này, xuất khẩu hạt tiêu chỉ đạt 172000 tấn; giảm khoảng 2,9% về số lượng so với năm ngoái. Việc này làm cho người dân bỏ trồng hạt tiêu, dự đoán vào năm 2021, sản lượng hạt tiêu sẽ tụt dốc thảm hại.

Hậu quả khi rớt giá hạt tiêu

Nhiều hộ gia đình sống nhờ vào thu nhập từ các vườn tiêu, nay tiêu rớt giá, không có chi phí chi trả nhân công, phân bón; gây ra thiệt hại lớn. Nhiều người lựa chọn cách từ bỏ sản xuất tiêu, chuyển sang loại cây trồng khác ổn định hơn. Thậm chí, nhiều vùng đất bỏ hoang, người dân không còn mặn mà với trồng tiêu. Điều này làm giảm sản lượng hạt tiêu trong những năm tiếp theo. Ảnh hưởng đến việc xuất khẩu tiêu của nhà nước.

hau-qua-khi-tieu-rot-gia
Những năm gần đây tiêu liên tục rớt giá

Việt Nam đang ở trong tình trạng, sản lượng thì nhiều mà giá cả bán ra lại quá rẻ. Trong tương lai, nhà nước cần có các biện pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của hạt tiêu. Tìm kiếm thị trường phù hợp. Hiện nay, với tình hình dịch Covid 19, khiến cho không chỉ việc xuất khẩu tiêu mà còn với nhiều vấn đề khác bị đình trệ, không có hướng giải quyết.

Trong những năm qua, ngành sản xuất tiêu của Việt Nam đã có nhiều bước tiến nhảy vọt về cả chất lượng cũng như số lượng. Tuy diện tích trồng tiêu giảm mạnh nhưng về vấn đề canh tác tiêu đi theo hướng sạch và an toàn, nâng cao năng suất. Dự báo giá tiêu sẽ phải bấp bênh một vài năm tiếp theo.


⛔ Bạn có thể tham khảo thêm thông tin khác <tại đây>

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here