avata-cay-cam-lai
avata-cay-cam-lai

Gỗ cẩm lai đang là một loại cây mang lại giá trị cao về kinh tế bởi tính ứng dụng hữu hiệu của nó. Đây là giống cây quý hiếm và đang được trồng tại các khu rừng bảo tồn của Việt Nam. Hãy dừng chặt phá rừng và khôi phục quả vệ giống cây quý hiếm này.

Cây cẩm lai thường cao từ 20 đến 30m, đường kính thân khoảng 0,5m đến 0,6m. Vỏ có màu xám, không nứt nẻ. Tán cây rộng và xòe, lá kép lông chim; chiều dài tầm 15 đến 18cm. Cây phát triển khá chậm, ở Đồng Nai, cây gỗ cẩm lai 30 năm tuổi có chiều cao trung bình là 9,75m đường kính khoảng 15cm. Đây là loài cây ưa sáng, chịu nóng tốt.

quan-the-cay-cam-lai
Cây gỗ Cẩm lai là một loại gỗ quý có giá trị kinh tế rất cao

Gỗ Cẩm lai được sử dụng nhiều làm đồ mỹ nghệ, bàn ghế cao cấp bởi chúng có đặc điểm khá cứng, láng mịn và dễ đánh bóng; lại ít bị biến dạng và mọt. Vì thế, loài cây này là đối tượng săn đón của nhiều lâm tặc, tổ chức chặt cây trái phép. Hiện nay, các quần thể cây trưởng thành đang dần trở nên cạn kiệt, thật khó khăn để tìm thấy cây lớn ở các khu rừng ngoài tự nhiên, thậm chí số lượng có ở trong các khu bảo tồn cũng rất ít.

Tích cực khôi phục các quần thể cây cẩm lai

Do việc khai thác trái phép,nên ở các khu rừng bảo tồn Việt Nam, đang có các biện pháp để tái tạo, kích thích sự sinh trưởng của giống gỗ quý hiếm này. Để cho ra một chất lượng cây tốt nhất, đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu chọn giống đến chăm sóc. Bởi giống cây này phát triển khá chậm, nên cần chú trọng chọn những cây con có bộ rễ tốt, cần loại bỏ ngay các cây có rễ ngắn, yếu ớt. Đồng thời đất trồng cây phải thật tơi xốp, đủ chất dinh dưỡng.

khoi-phuc-trong-moi-cay-cam-lai
Cây gỗ cẩm lai đang được nhân giống và trồng mới

Lực lượng khôi phục cây cẩm lai rất chú trọng điều này. Ngoài ra, họ còn kêu gọi nhân dân trồng cây, đưa cây cẩm lai vào danh sách các cây cần trồng ở địa phương. Tuy nhiên, hiện nay các chiến dịch khôi phục giống cây này còn khá ít, một trong các nơi còn nhân giống cây là Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới. Còn lại hầu như chỉ trong phạm vi gia đình, quy mô khá eo hẹp.

Những hạn chế đang gặp phải

Một cây cẩm lai muốn cho chất lượng tốt nhất phải tầm 60 năm trở lên( tức cả đời người), vì vậy, khá khó khăn để có thể khôi phục lại một quần thể cây trưởng thành trong thời gian ngắn được. Bởi nạn phá rừng vẫn diễn ra thường xuyên trong các khu rừng bảo tồn, nên số lượng cây cẩm lai đang dần trở nên cạn kiệt. Đòi hỏi, bộ phận cán bộ phải ra quân kiểm soát rừng hơn nữa, đồng thời nâng cao ý thức người dân miền núi về việc bảo vệ và trồng rừng.

Tuy dạo gần đây, diện tích rừng bị tàn phá đã giảm nhưng vẫn còn ở tình trạng báo động. Ngoài cây gỗ cẩm lai, còn rất nhiều giống cây quý hiếm cũng đang ở nguy cơ bị khai thác cạn kiệt. Vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi con người chúng ta hãy tích cực trồng rừng, để trái đất trở nên xanh và trong lành hơn.


✅ Bạn có thể tham khảo thêm bài viết liên quan khác -> Tại đây

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here